Đột quỵ ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đột quỵ là một trong những bệnh lý hết sức nguy hiểm, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở bất cứ ai. Khi bị đột quỵ nếu không được can thiệt sớm sẽ dễ dàng cướp đi tính mạng của người bệnh. Thế nhưng có một sự thật đáng buồn là trong những năm gần đây tình trạng đột tử ở người trẻ ngày càng gia tăng. Trong bài viết này, Commodorebook sẽ chia sẻ những thông tin về tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi và cách phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Đây là tình trạng não bộ của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng có thể do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến cho não bộ rơi vào tình trạng thiếu oxy và không đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào.
Chỉ trong một thời gian ngắn nếu các tế bào không được cung cấp đủ máu sẽ bắt đầu chết. Ngoài ra, các cơn thiếu máu não thoáng qua cũng là tình trạng đột quỵ nhỏ khi mà dòng máu cung cấp cho não tạm thời bị giảm đi.
Tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi hiện nay
Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính vì thế nếu không cấp cứu kịp thời các tế bào sẽ ngưng hoạt động và chết dần. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải những biến chững nguy hiểm thậm chí có nguy cơ tử vong ngay lập tức rất cao.
Đặc biệt trong những năm gần đây, theo nhiều thống kế cho thấy đột quỵ đang có dấu hiệu tăng ở những người trẻ dao động từ độ tuổi 10 – 45 tuổi. Tình trạng đột quỵ xuất hiện ở người trẻ thường là 3 loại sau:
- Đột quỵ do thiếu máu não chiếm phần lớn, xuất hiện do Cholesterol tích tụ làm quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ hoặc có cục máu đông di chuyển từ tim lên lão.
- Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi bị xơ cứng thành động mạch hoặc có vết nứt làm rỉ máu gây ra tình trạng xuất huyết não.
- Thiếu máu não thoáng qua do nguồn máu cung cấp cho não đột ngột suy giảm.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở giới trẻ
Thiếu máu lên não là nguyên nhân lớn nhất gay ra tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân gây tai biến như sau:
- Mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,….
- Tiền sử gia đình đã có người thân bị đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc cao
- Làm việc quá sức, căng thẳng dẫn đến mất ngủ kéo dài, tim co bóp mạnh, huyết áp tăng cao
- Mắc bệnh lý dị dạng mạch máu não
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu do ăn đồ ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn
- Sử dụng các chất kích thích, uống nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá
- Bệnh béo phì và ít vận động
Các biến chứng có thể xảy ra khi bị đột quỵ
Mặc dù có thể sức khỏe và cơ địa của người trẻ tốt hơn nhưng các biến chứng đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi cũng tương tự như ở người già. Có thể kể đến các chuyển biến nguy hiểm như:
- Phù nề não sau đột quỵ dẫn đến bị liệt một phần hoặc toàn thân khiến người bệnh khó di chuyển. Đồng thời, khi bị đột quỵ não có thể làm giảm hoặc mất đi thị lực của một hoặc cả hai mắt.
- Người bị đột quỵ có thể mắc viêm phổi do gặp khó khăn trong việc nhai nuốt làm cho đồ uống và thức ăn đi xuống phổi.
- Khoảng một nửa số ca đột quỵ do tình trạng xơ vữa động mạch. Khi đó động mạch sẽ bị xơ cứng và thu hẹp làm gia tăng nguy cơ bị đau tim sau đột quỵ
- Trầm cảm là một trong những biến chứng phổ biến sau đột quỵ và tình trạng này sẽ nặng hơn nếu người bệnh đã bị trầm cảm trước khi đột quỵ
- Suy giảm nhận thức sau đột quỵ
- Động kinh do não bộ hoạt động bất thường gây ra tình trạng co giật. Đây là một trong những biến chững khá phổ biến ở người đột quỵ
- Nghẽn mạch máu do hạn chế hoặc mất khả năng vận động khiến hình thành các cục máu đông trong tinh mạch chân
- Sau đột quỵ rất nhiều người gặp khó khăn trong việc nói, nói không đầy đủ hoặc mất hản khả năng nói,…
- Hoại tử hoặc viêm loét do ngồi yên một chỗ hoặcnằm liệt giường suốt một thời gian dài vì bị liệt
Cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi
Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của con người vì thế khi tế bào não bị tổn thương thì các bộ phận chịu sự điều khiển của não sẽ xuất hiện những triệu chứng khách thường. Những triệu chứng này chính là dấu hiệu đột quỵ của người trẻ:
- Xuất hiện cảm giác tay chân bị tê hoặc nặng hơn là bị liệt nửa người
- Giọng nói bị biến đổi đột ngột, không nói được, nói ngọng hoặc miệng bị méo mó
- Khả năng thị lực yếu dần nhìn mờ một hoặc cả hai bên và mất dần
- Chóng măt, đau đầu dữ dội, cơ thể không thể di chuyển được do mất thăng bằng hoặc không thể vận động theo ý muốn
- Rối loạn hoặc suy giảm trí nhớ.
Tuy nhiên, nếu không may xảy ra trường hợp xấu phải nhanh chóng thuê xe cứu thương để đưa bệnh nhân đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
Cách phòng ngừa đột quỵ cho người trẻ
Nhiều người trẻ thường mang tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến các vẫn đề về sức khỏe nên ty lệ mắc đột quỵ ở người trẻ đang có cu hướng tăng lên. Vậy cách để phòng ngừa bệnh lý cấp tính này là gì? Để có thể giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ người trẻ cần phải điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt của bản thân cũng như thói quen ăn uongs sao cho hợp lý như:
- Hình thành các thói quen lành mạnh như không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ dinh dưỡng và đúng giờ
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tránh tình trạng stress, áp lực công việc lấn át thời gian nghỉ ngơi
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày
- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn thay vào đó hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả xanh
- Bỏ thói quen hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích
- Luôn giữ cho tinh thần ở trạng thái vui vẻ, lạc quan
- Thường xuyên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm soát tốt các yếu tố có nguy cơ gây ra đột quỵ như các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,…
Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về đột quỵ ở người trẻ tuổi. Nếu đã biết được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này bạn đừng quên áp dụng nững biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy có mắc bệnh và đừng quên đến bệnh viện ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được cấp cứu kịp thời.