Nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau?
Mô hình nhà lưới, nhà màng đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay trong ngành nông nghiệp. Bởi mô hình trồng mới này giúp tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, đem đến giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Nên lựa chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau đang là băn khoăn của rất nhiều người trồng trọt hiện nay. Nếu như bạn cũng đang băn khoăn chưa biết áp dụng mô hình trồng nào thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Commodorebook bật mí nhé!
Tìm hiểu một số thông tin về nhà lưới
Nhà lưới là gì?
Nhà lưới được cấu tạo bằng kết cấu khung và bao xung quanh là các loại lưới. Với chi phí đầu tư ban đầu khá thấp, nhà lưới được xem là sự lựa chọn phù hợp với những vùng có thu nhập thấp và thị trường dễ chịu hơn.
Có 2 dạng nhà lưới được áp dụng phổ biến hiện nay là nhà lưới kín và nhà lưới hở. Nhà lưới kín là loại nhà được quây toàn bộ xung quanh và trên mái bằng lưới. Còn nhà mái hở là loại nhà chỉ được phủ lưới ở trên mái và một phần ở xung quanh.
Các loại cây thích hợp để trồng trong nhà lưới
Nhà lưới là sự lựa chọn phù hợp để canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như:
- Những loại rau ăn lá: Rau cải xanh, xà lách, mồng tơi, súp lơ, cải thảo,…
- Các loại rau ăn củ, quả: Dưa leo, bí đỏ, bí xanh, cà chua, củ cải, cà rốt,…
- Các loại rau mùi, rau gia vị: Hành, ngò, tỏi, ớt, bạc hà, các loại rau thơm…
Vật liệu được dùng để làm nhà lưới là gì?
Vật liệu chính được dùng để làm nhà lưới là lưới chắn côn trùng hoặc lưới che nắng. Theo đó bạn có thể lựa chọn sử dụng riêng 2 loại lưới này. Hoặc có thể dùng kết hợp hai vật liệu để phù hợp với nhu cầu ánh sáng của từng loại cây trồng. Lưới che nắng thường dùng để lợp mái phía bên trên nhà lưới. Còn lưới chắn côn trùng có thể được dùng để lợp cho toàn bộ các vị trí của nhà lưới.
Những ưu và nhược điểm của nhà lưới
Ưu điểm
Mô hình nhà lưới đang là một trong những mô hình canh tác rau sạch phổ biến hiện nay. Sở dĩ mô hình nhà lưới trồng rau sạch này được nhiều bà con nông dân áp dụng là nhờ một số ưu điểm nổi bật như:
- Việc ứng dụng nhà lưới trong nông nghiệp giúp tăng năng suất cây trồng;
- Rau không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như nắng gắt, mưa to,…
- Giúp ngăn ngừa tối đa sự tấn công của sâu và bệnh hại. Và ngoài ra còn ngăn ngừa được những tác động của thời tiết có thể khiến cho rau bị dập nát, hư hại.
- Để giúp rau phát triển đồng đều mà không tốn nhiều lao động thì bạn có thể sử dụng hệ thống phun tưới, hệ thống ánh sáng tự động hoặc bán tự động trong nhà kính.
- Giúp giảm được tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật lên cây rau. Từ đó đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng khi ăn rau.
- Tạo một môi trường sống lý tưởng cho rau sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì việc ứng dụng nhà lưới vào trong trồng rau sạch cũng có một số nhược điểm như:
- Cần sử dụng các loại lưới có độ che phủ phù hợp. Điều này giúp đảm bảo nhà lưới không bị quá kín gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó cũng không bị quá hở sẽ khiến giảm tác dụng của công trình.
- Nếu sử dụng quá nhiều hệ thống phun sương tưới tiêu có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau.
- Các mầm bệnh vẫn có thể xâm nhập vào phía bên trong của nhà lưới. Và điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới rau.
Tìm hiểu một số thông tin về nhà màng
Bên cạnh nhà lưới thì nhà màng cũng đang là mô hình phổ biến và được ứng dụng nhiều hiện nay. Nhờ ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất, mô hình này ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Dưới đây là một số thông tin về nhà màng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.
Nhà màng là gì?
Nhà màng là tổ hợp kết cấu bao gồm có khung giàn, màng mỏng và các vật tư phụ. Chúng được kết hợp với nhau tạo thành nhà khép kín giúp bảo vệ cây trồng trước những tác động của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh. Bên cạnh đó còn tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và đạt được năng suất cao.
Nhà màng thường được ứng dụng đối với những khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc có nhiều côn trùng như Đà Lạt , Lâm Đồng, Mộc Châu, Nghệ An, Tây Ninh,…Theo đó đối với những nơi có điều kiện thời tiết như này, việc lựa chọn nhà màng sẽ giúp đem lại môi trường thuận tiện nhất cho rau phát triển.
Các loại cây thích hợp để trồng trong nhà màng
Là kiểu nhà kính cách ly hoàn toàn khu vườn với môi trường tự nhiên. Ứng dụng nhà màng chủ yếu để sản xuất các loại thực phẩm sạch, thủy canh, nghiên cứu và canh tác các loại rau có giá trị thương phẩm cao.
Vật liệu được dùng để làm nhà màng là gì?
Nhà màng thường được bao phủ bởi nhiều vật liệu mỏng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay màng PE vẫn là loại vật liệu phổ biến nhất được dùng để làm nhà màng.
Những ưu và nhược điểm của nhà màng
Ưu điểm
Việc lựa chọn nhà màng để trồng rau có một số ưu điểm chính như:
- Rau trồng không bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết, thậm chí là vào mùa hè, những ngày trời mưa to.
- Chủ nhà vườn có thể chủ động trong việc chăm sóc và nuôi trồng rau.
- Nhà màng giúp che chắn một cách tốt nhất những loài sâu bọ, côn trùng gây hại tới rau.
- Vì không phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên đem lại chất lượng tốt nhất cho rau trồng. Từ đó cung cấp nguồn rau sạch sẽ, an toàn và chất lượng.
- Nhà màng với thiết kế kiểu vòm giúp cung cấp đủ ánh sáng cho vườn rau của bạn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng giúp rau có một màu xanh mướt, độ tươi ngon.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì việc ứng dụng nhà màng để trồng rau cũng có một số nhược điểm như:
- Diện tích xây dựng khá nhỏ, chỉ khoảng từ 500 – 1000m2. Chính vì vậy khó có thể trồng nhiều loại rau cùng một lúc. Theo đó đòi hỏi phải trồng luân canh.
- Chi phí tốn kém, kể cả với những chi tiết nhỏ như: Khung sắt, tấm kính che chắn, hệ thống tưới tiêu,… Chính vì vậy, khi thi công, lắp đặt bạn cần tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn vật liệu phù hợp để tiết kiệm chi phí.
- Tình trạng chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao khoảng 4-5 °C có thể khiến cho rau héo úa hoặc bị chết nếu không điều chỉnh lại nhiệt độ kịp thời.
Nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau sạch?
Theo Công ty Hsia Cheng – Đơn vị cung cấp lưới nông nghiệp uy tín đến từ Đài Loan thì ưu điểm lớn nhất của nhà lưới so với nhà màng là có chi phí đầu tư ban đầu thấp. Theo đó một số vật tư bạn còn có thể tự làm, tận dụng được để thay thế cho các cột kèo của nhà lưới. Tuy nhiên nhược điểm của nhà lưới là có độ bền không cao. Bên cạnh đó còn dễ gây nguy hiểm, đòi hỏi phải kiểm tra và thay thế vật tư thường xuyên theo thời gian.
Ưu điểm lớn nhất của nhà màng là chi phí thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học có thể được loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh việc sử dụng nhà màng còn có thể áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp đảm bảo sử dụng nguồn nước vừa tiết kiệm mà vẫn hiệu quả. Tuy nhiên so với nhà lưới, nhà màng có chi phí đầu tư sẽ cao hơn.
Trên đây là giải đáp một số thông tin về nên chọn nhà lưới hay nhà màng để trồng rau mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Dù là mô hình trồng rau nào, nhà lưới hay nhà màng thì đều có một điểm chung duy nhất là đảm bảo mức độ an toàn cũng như chất lượng của rau. Chúng tôi hy vọng rằng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn đưa ra được quyết định nên chọn loại nhà nào để trồng rau sạch!