Phân loại các bằng lái xe ô tô ở Việt Nam mới nhất
Nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện buộc phải có bằng lái xe ô tô tương ứng với loại phương tiện đang sử dụng. Căn cứ theo thông tư số 12/2017/TT – BGTVT và quy định của luật giao thông đường bộ, quy định về đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe cơ giới đường bộ thì bằng lái xe ô tô được chia thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với từng phương tiện xe.
Các loại bằng lái xe ô tô thông dụng
Thông tư 12/2017/TT – BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (quyết định ngày 15/04/2017 có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, thay thế Thông tư số 58/2015/TT- BGTVT ngày 20/10/2015) quy định rõ về việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe ô tô sẽ gồm các loại B, C, D, E, F. Trong đó:
Bằng lái xe hạng B
Bằng lái xe hạng B lại được chia thành 3 loại bao gồm: hạng B1 tự động, B1 và B2.
Lưu ý: Những người có giấy phép lái xe hạng B1 tự động và B1 không được hành nghề lái xe và chỉ được sử dụng phương tiện bình thường. Còn hạng B2 thì được hành nghề lái xe.
Cụ thể:
Bằng lái xe hạng B1 tự động
Bằng lái xe hạng B1 tự động (số tự động) cấp cho những chủ xe không hành nghề lái xe và sử dụng những loại xe có trang bị thông số tự động. Bao gồm:
- Xe ô tô số tự động từ 9 chỗ trở xuống, kể cả chỗ ngồi người lái xe.
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe hạng B1
Giấy phép lái xe hạng B1 dùng cho lái xe có loại số tự động và số bàn. Bằng lái được sử dụng cho các phương tiện như hạng B1 số tự động, cá nhân không hành nghề lái xe với mục đích kinh doanh, dịch vụ vận tải sử dụng để điều khiển các loại xe bao gồm:
- Xe ô tô chở đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi người lái.
- Xe tải, xe ô tô tải chuyên dụng với trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
- Máy kéo một rơ moóc, có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
Hai loại bằng lái xe hạng B1 Thường ít được lựa chọn bởi vướng phải những hạn chế không được sử dụng hành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải. Bởi vậy, họ có thể chọn loại bằng lái B1 số tự động hoặc loại giấy phép cao hơn như B2.
Bằng lái xe ô tô hạng B2
Bằng lái xe B2 là một trong những loại phổ biến, được người mới mua xe hoặc mới học bằng lái lựa chọn bởi ưu điểm có thể điều khiển và sử dụng vào nhiều mục đích cá nhân và kinh doanh.
Loại bằng lái này cho phép cá nhân hành nghề, điều khiển các loại xe như:
- Xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 35000kg (3,5 tấn).
- Các loại xe ô tô quy định áp dụng ở bằng lái xe hạng B1.
Lưu ý: Mặc dù bằng lái xe hạng B2 được phép sử dụng vào mục đích hành nghề lái xe và cho các loại xe cơ bản tại Việt Nam, nhưng bằng lái B2 chỉ có kỳ hạn 10 năm kể từ ngày cấp, sau khi hết hạn, chủ bằng lái phải xin cấp lại.
Bằng lái xe ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C chủ yếu dùng cho những cá nhân hành nghề lái xe ô tô, xe tải có trọng lượng trên 3,5 tấn, các phương tiện cho phép điều khiển cụ thể như:
- Ô tô chuyên dùng, ô tô tải trọng tải thiết kế 3,5 tấn trở lên.
- Máy kéo, máy kéo một rơ moóc có trọng tải 3,5 tấn trở lên.
- Các loại xe cho phép điều khiển ở bằng B1 và B2.
Bằng lái xe ô tô hạng C cho phép người học trực tiếp và thi bằng lái. Hạng C cũng có kỳ hạn là 3 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, chủ bằng lái phải xin gia hạn (cấp lại).
Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe ô tô hạng D phù hợp với các tài xế hành nghề lái xe có nhiều chỗ ngồi, dùng trong trường hợp chở người với mục đích kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải (các công ty logistics thường yêu cầu giấy phép lái xe hạng này khi tuyển dụng tài xế của doanh nghiệp),…
Bằng lái xe hạng D chủ yếu áp dụng cho các phương tiện sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
- Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2 và C.
Bằng lái xe hạng D yêu cầu người học phải nâng hạng từ các loại bằng cấp thấp như B2 và C. Tức là, nếu bạn muốn thi bằng lái hạng C thì bạn phải có bằng lái B2 hoặc C. Ngoài ra, bằng lái xe ô tô hạng C yêu cầu người học có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên. Mức kỳ hạn của bằng lái xe hạng C là 3 năm kể từ ngày cấp, sau khi hết hạn phải xin gia hạn thêm.
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E sử dụng cho tài xế điều khiển phương tiện số lượng chỗ ngồi lớn, được gia tăng từ bằng hạng C và D, cụ thể như:
- Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe theo quy định dành cho bằng lái xe hạng B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng E quy định tương tự như bằng lái xe hạng D. Người học phải có các loại bằng cấp thấp mới được thi nâng hạng lên bằng hạng E. Tuy nhiên, muốn học và thi bằng lái hạng E học viên cần có 5 năm trong nghề lái xe hạng D mới được.
Bằng lái xe ô tô hạng F
Bằng lái xe ô tô hạng F là loại bằng lái xe có giá trị cao. Muốn học người lái xe phải có nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu thì mới có thể thi và sở hữu loại bằng này.
Bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho những cá nhân sở hữu phương tiện cho phép ở các hạng bằng cấp thấp như B2, C và D, nhằm để điều khiển phương tiện các loại có rơ moóc với trọng tải thiết kế trên 750kg , sơ mi rơ moóc, xe khách nối toa, và kích thước các loại xe container lớn nhỏ khác nhau. Cụ thể:
- Bằng lái xe hạng FB2 cấp cho người lái các loại xe theo quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có rơ moóc và cho phép điều khiển các loại xe theo quy định ở bằng hạng B1 và B2.
- Bằng lái xe hạng FC cấp cho người lái xe ô tô với các loại theo quy định tại giấy phép lái xe hạng C có rơ moóc, ô tô có sơ mi rơ moóc và được phép điều khiển các loại xe theo quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
- Bằng lái xe hạng FD cấp cho người lái xe ô tô với các loại xe theo quy định ở giấy phép lái xe hạng D có rơ moóc và cho phép điều khiển các loại xe theo quy định ở giấy phép lái xe B1, B2, C, D và FB2.
- Bằng lái xe hạng FE cấp cho người lái các loại xe theo quy định ở giấy phép lái xe hạng E có rơ moóc và điều khiển các loại xe chở khách nối toa, xe theo quy định ở hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và FD.
- Bằng lái xe hạng F rất có giá trị, công ty Nam Phú Thịnh cho biết rằng, đối với các phương tiện vận chuyện trọng trường thì họ chỉ tuyển các tài xế có bằng lái đạt chuẩn, và tất nhiên mức lương không hề nhỏ.
Bằng lái xe giường nằm, xe buýt
Với các loại xe giường nằm, xe bus thì hạng bằng lái xe sử dụng cho thực hiện theo quy định tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều này. Chỗ ngồi trên xe được tính theo chỗ ngồi trên xe ô tô khách cùng lại hoặc xe ô tô có kích thước tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Một số điều kiện đối với người học lái xe
Quy định về học và thi bằng lái xe ô tô Việt Nam yêu cầu người học phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú hợp pháp và làm việc, học tập trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người có đủ tuổi lái xe (tính từ ngày sát hạch lái xe), có sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Với những người học nâng hạng bằng lái cần dự sát hạch khi đủ độ tuổi quy định.
Để nâng hạng bằng lái, người lái xe phải đáp ứng tiêu chí thâm niên lái xe hoặc hành nghề, số km lái xe an toàn. Cụ thể:
- Với hạng B1 số tự động nâng hạng B1: Thời gian lái xe ít nhất 1 năm, lái an toàn ít nhất 12.000km.
- Hạng B1 lên B2: Thời gian lái ít nhất 1 năm, lái an toàn 12.000km.
- Hạng B2 lên C, C lên D, D lên hạng E: Thời gian lái ít nhất 3 năm, lái xe an toàn 50.000km trở lên (áp dụng cho cả hạng B2, C, D và E muốn lên hạng F tương ứng; các loại hạng D, E, F lên FC).
- Hạng B2 muốn lên hạng C, D và E: Thời gian hành nghề ít nhất 5 năm, số km an toàn từ 100.000km trở lên.
Lưu ý: Với các trường hợp nâng hạng bằng lái lên D và E phải tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc trình độ tương đương.
Xem thêm: Top 6 trung tâm học bằng lái xe ô tô
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại bằng lái xe ô tô & xe tải, xe bus ở Việt Nam. Hi vọng những tài liệu trên sẽ giúp ích nhiều cho quá trình thi bằng lái của bạn.